Kênh Chia sẻ Tổng Hợp, Học Ngữ Văn, Soạn Văn,Viết văn... Kiến Thức Internet...( HocNguVan.Com )

Phân tích tình yêu giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử - Văn mẫu lớp 10 - Viết bài tập làm văn lớp 10 - Những bài văn hay lớp 10

Phân tích tình yêu giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử - Văn mẫu lớp 10 - Viết bài tập làm văn lớp 10 - Những bài văn hay lớp 10

Bài làm tham khảo: Trở về với thế giới truyện cổ tích ta như tắm mình trong dòng suối mát, ngọt ngào tình yêu thương giữa con người với con người. Truyện cổ tích dạy ta biết sống, biết làm người, biết yêu và biết ghét. Đến với truyện cổ tích Chữ Đồng Tử một truyện có kết cấu bình thường, nếu chỉ đọc lướt qua ta không thể cảm nhận được cái hay và cái đẹp mà truyện muốn mang đến cho người đọc. Song, đọc và ngẫm nghĩ ta lại rút ra nhiều điều bổ ích, thú vị. Câu chuyện là bản giao hưởng tuyệt vời của con người hiếu nghĩa, và đặc biệt là tình yêu tuyệt đẹp giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung, tình yêu vượt lên cả lễ giáo phong kiến để cập bến bờ hạnh phúc. Tôi rất say mê cổ tích. Từ nhỏ tôi đã được mẹ kể cho nhiều truyện mà không bao giờ tôi chán. Thế giới của những bà tiên, ông bụt, người hiền lành luôn hấp dẫn tôi cả trong những giấc mơ. Cũng như bao truyện cổ tích khác, Chử Đồng Tử là chàng trai xuất thân từ gia đình nghèo khó, bần cùng mà lấy được người vợ dòng dõi. Như Sọ Dừa và Thạch Sanh, Chử Đồng Tử là một chàng trai nghèo, nghèo đến nỗi hai cha con phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì mặc. Cuộc sống nghèo khổ ấy đã sinh ra một con người chí hiếu. Chàng không nỡ để cha chết mà không có mảnh vải che thân. Con người ấy không vâng lời cha dặn không phải là người bất hiếu mà là người con hiếu thảo, yêu thương cha hết mực. Con người như vậy ắt sẽ được hưởng hạnh phúc. Tôi đã nghĩ thế ngay từ lúc bắt đầu đọc câu chuyện. Có lẽ, suy nghĩ ban đầu đã không đánh lửa tôi khi tác giả dân gian cho xuất hiện Tiên Dung. Trái với Chử Đồng Tử, Tiên Dung là con người dòng dõi, là công chúa. Thế nhưng điều đó dường như không có nghĩa gì đối với nàng. Tiên Dung là người phóng khoáng, thích ngao du đây đó để ngắm cảnh non nước tươi đẹp. Cuộc gặp gỡ kỳ lạ, bất ngờ giữa hai người đã đưa câu chuyện sang hướng mới. Nếu như trong ca dao ta bắt gặp tình yêu trai gái rất tế nhị và kín đáo: Bây giờ Mận mới hỏi Đào Vừơn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì Đào xin thưa Vườn hồng co lối nhưng chưa ai vào. Chàng trai và cô gái dùng những hình ảnh ẩn dụ để tỏ tình và đáp lời thì ở đây Tiên Dung đã tự nguyện đến với Chử Đồng Tử rất mạnh bạo. Cái mạnh bạo của nàng rất chân tình, đáng yêu và đáng quý: Tôi nguyện đã không lấy chồng, nay trời run rủi lại gặp chàng chốn này, mới biết cưỡng không được với trời… Ta thấy Tiên Dung nhắc đến “trời”, “duyên số”, “ông trời”, sắp đặt câu chuyện hạn chế ở chỗ đó, con người không thể tự tìm hạnh phúc cho mình bằng việc “tìm hiểu”, cho hai gia đình qua lại. Nhưng, dù sao truyện đã đạt đến sự tiến bộ vượt bậc, hai người lấy được nhau bất chấp lễ giáo phong kiến. Tiên Dung và Chử Đồng Tử không thể so sánh được với “người quốc sắc kẻ thiên tài, tình trong như đã mặt ngoài còn e” của Thuý Kiều và Kim Trọng. Song họ cũng có tình cảm chan hoà nồng thắm dành cho nhau, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc mà không phải tác phẩm nào cũng có được. Dù rằng cuộc hôn nhân có bị vua cha phản đối nhưng nàng đã không vâng lời cha để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi… Sự phản đối của nàng trái với lễ giáo phong kiến nhưng hợp với lòng dân. Tiên Dung và Chử Đồng Tử đặt trong lễ giáo phong kiến bị xem là “đôi đũa so le”. Cái xã hội bất công, lễ giáo nghiệt ngã, chế độ tam tòng đang bao vây lấy họ nhưng họ vẫn sống cuộc đời hạnh phúc, bình dị. Như vậy, tình yêu đã giúp họ vượt lên tất cả. Tiên Dung không muốn làm con chim quý bị nhốt trong chiếc lồng vàng, không ham cảnh giàu sang phú quý mà tình nguyện xây dựng hạnh phúc với Chử Đồng Tử. Đây là một tình yêu hiếm có trong xã hội phong kiến. Nó thể hiện khát vọng và một tình yêu hiếm có trong xã hội phong kiến. NÓ thể hiện khát vọng và hạnh phúc lứa đôi của nhân dân ta ngày xưa. Tình yêu dẫn tới hôn nhân như sự mong ước giải phóng cho người phụ nữ khỏi gánh nặng “tam tòng”. Hạnh phúc đến với người biết trân trọng nó. Chử Đồng Tử và Tiên Dung xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống còn vất vả gian lao. Song, cái quí giữa hai người này là không tự thoả mãn với những thứ mình có được. “nàng làm ăn thịnh vượng … sau đó có người khuyên nàng cho người đi xa kiếm tìm những vật lạ đổi lấy những thứ khác. Nàng nghe theo, để chồng đi”. Chử Đồng Tử ra đi không phải vì muốn tìm cuộc sống giàu sang, sự ra đi của chàng xuất phát từ tâm hồn phóng khoáng, thích khám phá. Câu chuyện xuất hiện yếu tố hoang đường khi Chử Đồng Tử được Phật Quang truyền cho phép lạ, có cái gậy và chiếc nón. Chử Đồng Tử về truyền cho vợ những phép lạ học được này. Chính hành động đó đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai người. Người đọc thấy xúc động trước hình ảnh hai vợ chồng “tựa vào nhau dưới nón mà ngủ” , trong hoàn cảnh người phụ nữ “không được bước qua ngưỡng cửa” của chế độ phong kiến. Hình ảnh hai con người bay về trời là chi tiết thoát tục thể hiện mong ước được hạnh phúc trọn đời. Họ đã về trời và vẫn sống bên nhau chung thuỷ, son sắt. Hình ảnh đó thể hiện khát vọng của nhân dân, mong muốn tình yêu giữa học luôn bất tử với thời gian. Và dù có thoát tục, họ vẫn không quên được quê hương đất nước khi giúp Triêu Việt Vương đánh thắng quân giặc. Tình yêu đôi lứa hoà chung trong tình yêu đất nước quê hương thật đẹp và đáng quý. Truyện cổ tích luôn là những giấc mơ đẹp, những giấc mơ đưa tâm hồn con người thoát khỏi thế giới trần gian, hệ lụy. Truyện Chử Đồng Tử là giấc mơ về tình yêu, về hạnh phúc đôi lứa và chỉ có thể trở thành hiện thực trong cổ tích. Nó là lời phản kháng, là tiếng nói khao khát tự do hạnh phúc lứa đôi vượt qua sự rang buộc của lễ giáo phong kiến. Bởi vậy, cho đến hôm nay và mai sau, truyện vận vẹn nguyên giá trị. Sưu tầm

Phân tích tình yêu giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử - Văn mẫu lớp 10 - Viết bài tập làm văn lớp 10 - Những bài văn hay lớp 10 Rating: 4.5 Diposkan Oleh: HocNhanh.vn