Kênh Chia sẻ Tổng Hợp, Học Ngữ Văn, Soạn Văn,Viết văn... Kiến Thức Internet...( HocNguVan.Com )

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỊ VÀ MỊ, GIỮA APHỦ VÀ TRÀNG TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG APHỦ VÀ VỢ NHẶT

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỊ VÀ MỊ, GIỮA APHỦ VÀ TRÀNG TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG APHỦ VÀ VỢ NHẶT


1, Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm:
– Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc.
– Cùng viết về người nông dân nghèo trong cảnh ngộ khốn khổ.
– Hai tác phẩm cùng vẽ ra hành trình đến với cách mạng, đến với hạnh phúc của những con người tưởng như đã bị đẩy vào bước đường cùng. Chính hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống nghiệt ngã đã viết nên thiên tình sử củu Mị- A phủ, Thị- Tràng.
– Chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
2, Phân tích nhân vật:
a, Aphủ và Tràng:
– Điểm giống:
+ Đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình.
+ Là những người cùng cảnh ngộ:
Aphủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn.
Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhàở cuối xóm ngụ cư, bên mé bờ sông.
-> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó có thể lấy được vợ, có được vợ.
+ Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị:
. Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội.
. Aphủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thống lí Pá Tra; nhẫn nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa.
+ Giàu ước mơ và khát vọng:
. Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh: Tàn khốc của XH; Khổ cực của bản thân; Tăm tối của cuộc sống để đến với hạnh phúc, đến với mài ấm gia đình, với thiên chức làm người cao cả ” Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chềtăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”. Tràng xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ, tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống.
. Aphủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìm nén được bước chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnh để được sống đúng ý nghĩa của cuộc sống. Aphủ cùng đám bạn rong ruổi theo những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt những bản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được cảnh ngộ của mình Aphủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là giọt nước mắt khóc cho những ước vọng không thành, giọt nước của cuộc đời từ đây vĩnh biệt….Khi được Mị cắt dây trói, Aphủ khuỵ xuống, nhưng rồi khát vọng sống lại khiến anh quất sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòng ham sống của, của khát vọng tự do
+ Đều hướng về ánh sáng cách mạng:
. CM đã soi đường chỉ lối cho Aphủ, đến Phiềng Sa, Aphủ trở thành một anh du kích dũng cảm, kiên cường -> Anh có được tự do, hạnh phúc.
. Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh óc anh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới-> Tác giả đã gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ tứ và thị -> họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộ sống nô lệ.
– Điểm khác:
+ Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích học VCAphủ, Aphủ là nhân vật phụ.
+ Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai trị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. Aphủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người dân nghèo thành nôlệ không công cho chúng, hết đời này sang đời khác.
+ Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn Aphủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động.
b, Thị và Mị:
– Điểm giống:
+ Cả hai đều là nhân vật điển hình cho thân phận, số phận những người phụ nữ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Mị điển hình cho hoàn cảnh của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc, thị điển hình choâcnhr ngộ người phụ nữ trong nạ đói 1945.
+ Bị đẩy vào bước đường cùng:
. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải đau đớn chấp nhận phận làm dâu gạt nợ; Vì cha mẹ không có tiền trả cho nhà giàu, mị phải trả bằng cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của mình.
. Vì cái đói dồn đuổi, cái chết đeo bám, thị trở thành một người phụ nữ không có gì cả: không tên, không gốc gác, gầy vêu rách như tổ đỉa, không tư thế, không luôn cả tự trọng…
+ Giàu lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc:
. Mị yêu đời yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý: Xin bố đừng gả con cho nhà giàu, sẵn sàng làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Khi bị ép về nhà Pá tra, mị đã định quyên sinh bàng lá ngón để giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, thiếu tự do và không có tình yêu đích thực.
Khi mùa xuân đến, Mị đã hồi sinh (….) và mị muốn đi chơi. Khi bị Ẳ trói đứng vào cột, Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn thổn thức vẫn bồi hồi. Nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đen xạm của Aphủ, niềm khao khát tự do lại trỗi dậy mãnh liệt thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu Aphủ và tự giải thoát cho cuộc đời.
. Đối với thị, lần đầu làm quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và bởi những lời trêu ghẹo của bạn bè, thị ton ton chạy lại đẩy xe cho tràng rồi liếc mắt cười tít -> Thị mong chờ một cái gì đó dù chỉ là mong manh cho tương lai tăm tối của mình.
Lần thứ hai gặp tràng, thị đãẵn sàng bỏ qua ý thức về danh dự về nhân phẩm; thị chao chát chỏng lỏn, thị sấn sổ, thị trơ trẽn không biết xấu hổ là gì, thị xem miếng ăn là tất cả ” cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì” rồi không băn khoăn, thị gật đầu theo không Tràng về làm vợ chỉ với một suy nghĩ cho khỏi đói, để đợc sống.
Sáng hôm sau thị trở thành một cô dâu hiền thục, dịu dàng, đúng mực và có trách nhiệm với gia đình: Thị bắt đầu vun vén cho tổ ấm ” quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang nước”. Tình gười và những khao khát nhân bản đã làm nên điều kì diệu.
+ Tin tưởng vào ánh sáng CM:
. Mị rời khỏi Hồng Ngài được giác ngộ CM, trở thành du kích.
. Thị vững tin vào một ngày mai tươi sáng, yên ấm; khi một ngày mới, một lá cờ đỏ tươi thắm, một chân trời mới đang dần hiện hữu.
– Điểm khác:
+ Vị trí nhân vật: Mị là nhân vật chính được nhà văn Tô Hoài dày công khắc hoạ; Thị là nhân vật phụ, là hiện thân của nạn đói.
+ Hoàn cảnh: Thị bị cái đói rình rập, dồng đuổi mà sẵn sàng bỏ qu tất cả, lại sẵn sàng làm một vật rẻ rúng để người ta đơn giản nhặt về làm vợ.. mị là người dân lao động nghèo miền núi, sống dưới ách thống trị cường quyền, thần quyền của bọn chúa đất phong kiến.
+ Mị được nhà văn khám phá phát hiện và mô tả bằng những diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp. Nhân vật thị chủ yếu được khắc hoạ bằng ngoại hình và hành động.

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỊ VÀ MỊ, GIỮA APHỦ VÀ TRÀNG TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG APHỦ VÀ VỢ NHẶT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: HocNhanh.vn