Phân tích hình tượng nhân vật Khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu).
“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù
Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấmlòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.
Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngạon thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…
Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngạon thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…
Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình:
“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.
Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.
“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.
“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”
Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:
“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”
Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”.
Câu văn tả rhực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưa khô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
“ Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Bpờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”).
Trương Hán Siêu miêu tả dòn sông Bạch Đằng bằng những đường nét, máu sắc gợi cảm.Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
“ Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”
“Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”
Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên:
“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.
“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.
Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.
“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.
“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”
Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:
“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”
Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”.
Câu văn tả rhực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưa khô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
“ Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Bpờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”).
Trương Hán Siêu miêu tả dòn sông Bạch Đằng bằng những đường nét, máu sắc gợi cảm.Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
“ Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”
“Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”
Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên:
“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.