Nghị luận Nhiều học sinh đạt huy chương vàng …
Trên bản đồ thế giới Việt Nam chỉ có một vị trí rất khiêm tốn, nhưng trong các kỳ thi quốc tế ,Việt Nam được biết đến như là quê hương của những người con ưu tú, biết vượt qua khó khăn để làm nên những điều kỳ diệu .
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm bắc thuộc ,điều kiện kinh tế của Việt Nam hạn chế , cơ sở vật chất chưa phát triển vậy mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế .Không mấy ai không nhớ lần đầu tiên tham dự thi toán quốc tế năm 1974 ,Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng . Lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh , Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt.Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, những chú rôbô của nhóm FXR-sinh viên Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc vượt trên cả những đất nước tên tuổi như Nhật Bản , Hàn Quốc ,Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam …Những thành tích ấy không chỉ làm rạng danh đất Việt mà còn là sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam .
Tại sao một đất nước nhỏ bé nghèo nàn , lạc hậu như Việt Nam lại có thể sản sinh ra những con người ưu tú đến thế ?Câu hỏi ấy không chỉ người Việt Nam mới biết rõ câu trả lời . Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử , lòng ham hiểu biết ,ý chí học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam .Tự thủơ xưa ,bằng ánh sáng của những con đom đóm, Mạc Đĩnh Chi đã miệt mài học tập để trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Hiền nhờ tự học mà đoạt giải khôi nguyên khi mới 12 tuổi , Lê Quý Đôn , Lương Thế Vinh và biết bao người nữa đã làm nên truyền thống hiếu học của nước nhà …Họ đã trở thành tấm gương , thành nội lực tinh thần để học sinh- sinh viên Việt Nam cố gắng hết mình , cần cù say mê học tập. Đất nước nghèo nàn,lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh- sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt ,thiệt thòi vể điều kiện học tập. Dường như chính sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước đã hun đúc ý chí tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việt Nam.Lòng yêu nước,nỗi khát khao quê hương xứ sở đẹp giàu, là sức mạnh to lớn giúp học sinh -sinh viên Việt Nam đạt tới những chân trời khoa học.
Những tấm huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế mà chúng ta có được không chỉ bởi sự nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình , của thầy cô và nhất là sự chăm lo của Đảng ,nhà nước đối với tài năng trẻ . Bởi lẽ tự ngàn xưa, người Việt Nam ta đã quan niệm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”.
Sự thành công của học sinh -sinh viên Việt Nam đã đem đến cho người Việt Nam và bản thân em lòng tin và niềm tự hào sâu sắc về trí tuệ Việt Nam ,thôi thúc trong em khát vọng được chinh phục những chân trời tri thức .
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm bắc thuộc ,điều kiện kinh tế của Việt Nam hạn chế , cơ sở vật chất chưa phát triển vậy mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế .Không mấy ai không nhớ lần đầu tiên tham dự thi toán quốc tế năm 1974 ,Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng . Lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh , Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt.Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, những chú rôbô của nhóm FXR-sinh viên Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc vượt trên cả những đất nước tên tuổi như Nhật Bản , Hàn Quốc ,Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam …Những thành tích ấy không chỉ làm rạng danh đất Việt mà còn là sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam .
Tại sao một đất nước nhỏ bé nghèo nàn , lạc hậu như Việt Nam lại có thể sản sinh ra những con người ưu tú đến thế ?Câu hỏi ấy không chỉ người Việt Nam mới biết rõ câu trả lời . Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử , lòng ham hiểu biết ,ý chí học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam .Tự thủơ xưa ,bằng ánh sáng của những con đom đóm, Mạc Đĩnh Chi đã miệt mài học tập để trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Hiền nhờ tự học mà đoạt giải khôi nguyên khi mới 12 tuổi , Lê Quý Đôn , Lương Thế Vinh và biết bao người nữa đã làm nên truyền thống hiếu học của nước nhà …Họ đã trở thành tấm gương , thành nội lực tinh thần để học sinh- sinh viên Việt Nam cố gắng hết mình , cần cù say mê học tập. Đất nước nghèo nàn,lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh- sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt ,thiệt thòi vể điều kiện học tập. Dường như chính sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước đã hun đúc ý chí tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việt Nam.Lòng yêu nước,nỗi khát khao quê hương xứ sở đẹp giàu, là sức mạnh to lớn giúp học sinh -sinh viên Việt Nam đạt tới những chân trời khoa học.
Những tấm huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế mà chúng ta có được không chỉ bởi sự nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình , của thầy cô và nhất là sự chăm lo của Đảng ,nhà nước đối với tài năng trẻ . Bởi lẽ tự ngàn xưa, người Việt Nam ta đã quan niệm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”.
Sự thành công của học sinh -sinh viên Việt Nam đã đem đến cho người Việt Nam và bản thân em lòng tin và niềm tự hào sâu sắc về trí tuệ Việt Nam ,thôi thúc trong em khát vọng được chinh phục những chân trời tri thức .