Sáng thứ bảy, ngồi trong quán cafe nhâm nhi ly cafe đen tôi cùng với mấy thằng bạn, bàn tán những chuyện trên trời dưới đất, nhìn người qua kẻ lại, và ngắm nhìn mấy cô gái tới lui ỏng ẹo làm duyên dáng trước đấng mày râu như mọi tuần. Ngoài trời mưa lất phất cả buổi sáng, bây giờ mưa lại càng lớn hơn, cộng thêm vào cơn gió lành lạnh nên con đường vắng hoe. Mọi người hình như đã tụ tập trong cái quán nhỏ này, thưởng thức ly cafe nóng, đợi cho qua cơn mưa.
Ngoài vỉa hè quán cafe, hai cô gái vừa cười khúc khích vừa chạy vào hiên trú mưa. Hùng thích thú quan sát và nhìn tôi nháy mắt:
– Hey mày, ẻm tóc ngắn hay tóc dài?
– Có thấy được cái khỉ gì đâu mà tóc dài với tóc ngắn mày? Hậu chen vào.
– Thời buổi này cần gì thấy mặt mũi mày. Muốn thì đem mấy sấp đi gặp bà Hạnh Phước thì muốn mắt bồ câu mũi dọc dừa gì mà chả được. Quan trọng là điện nước đầy đủ là ok. Hùng chống cự.
– Điện nước gì mày? Trong 10 đứa, ít nhất 7 đứa có vẽ đẹp tự nhiên của “silicon valleys” rồi. Huy cận lắc đầu lẩm bẩm.
– Cái thằng này thấy gái là tươm tướp xáp la cà. Hôm bữa tụi tao đi đằng sau lưng ẻm kia, thấy ẻm cũng cao cao gầy gầy, mái tóc nâu quăn quăn xõa ngang lưng, rất bụi trong bộ đồ jean xanh bạc, thằng Hùng nó ngứa miệng huýt sáo um xùm. Bọn mày biết sao không, ẻm quay lại thì ra là một thằng đực rựa dân rockers làm hôm đó tao cười muốn chết luôn. Vậy mà giờ nó còn chưa tởn…
– Hey mày, ẻm tóc ngắn hay tóc dài?
– Có thấy được cái khỉ gì đâu mà tóc dài với tóc ngắn mày? Hậu chen vào.
– Thời buổi này cần gì thấy mặt mũi mày. Muốn thì đem mấy sấp đi gặp bà Hạnh Phước thì muốn mắt bồ câu mũi dọc dừa gì mà chả được. Quan trọng là điện nước đầy đủ là ok. Hùng chống cự.
– Điện nước gì mày? Trong 10 đứa, ít nhất 7 đứa có vẽ đẹp tự nhiên của “silicon valleys” rồi. Huy cận lắc đầu lẩm bẩm.
– Cái thằng này thấy gái là tươm tướp xáp la cà. Hôm bữa tụi tao đi đằng sau lưng ẻm kia, thấy ẻm cũng cao cao gầy gầy, mái tóc nâu quăn quăn xõa ngang lưng, rất bụi trong bộ đồ jean xanh bạc, thằng Hùng nó ngứa miệng huýt sáo um xùm. Bọn mày biết sao không, ẻm quay lại thì ra là một thằng đực rựa dân rockers làm hôm đó tao cười muốn chết luôn. Vậy mà giờ nó còn chưa tởn…
Cả bọn cười rộ lên khi nghe Khải kể. Tôi im lặng ngắm nhìn cô gái với mái tóc dài, mưa gió kia đã làm cho mái tóc vừa ướt vừa rối bay che khuôn mặt. Ẩn hiện dưới chiếc áo sơ mi nữa ướt nữa khô của cô ta là những đường cong quyến rũ và gợi cảm. Vẫn cười khúc khích, cô ta vừa len những ngón tay qua mái tóc dài, vuốt ve những sợi tóc nghịch ngợm kia qua khỏi khuôn mặt. Nhưng những sợi tóc kia hình như đang trêu chọc cô ta, hay đúng hơn đang chọc ghẹo bọn đàn ông chúng tôi, nên cô ta càng cố gắng bao nhiêu, những sợi tóc đó càng trở nên rối loạn hơn, phất phơ trong gió. Cuối cùng cô ta cũng chịu thua, túm hết mái tóc lại và quấn lên thành búi nhưng cũng không kém gì bù xù – cọng ngắn cọng dài rớt nhẹ trên vai nhưng đủ để không còn che khuôn mặt kia nữa. Hình như cảm nhận được ánh mắt của bọn tôi đang chăm chú nhìn, cô ta quay mặt lại.
Khi nhìn thấy mặt cô ta, tim tôi như ngừng đập, thân tôi ngừng thở, tôi không tin vào trước mắt tôi …không, không thể nào … đó là Lan, cô bé hàng xóm của tôi thuở nào ….Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, những kỷ niệm lâu nay chôn dấu trong tim tôi rủ nhau quay xoáy trong đầu…
Lan và tôi từng là hai đứa trẻ cùng xóm. Nhà tôi ở đầu đường và nhà con bé ở cuối đường. Ba mẹ tôi và ba mẹ con bé khá thân nhau và thường xuyên qua lại. Những khi ba mẹ tôi bắt tôi chơi với nó thật là một cực hình lớn đối với tôi. Vừa lên 10, tôi lớn hơn nó 4 tuổi. Con bé thì nhõng nhẽo hết mức, dễ hờn dễ khóc, còn tôi vốn là một đứa con trai nghịch ngợm, nên mỗi lần chơi với nó, tôi hay chọc phá và làm cho con bé khóc ít nhất là 1-2 lần. Nhưng ngộ một cái là nó lại không bao giờ đi méc lại với ba mẹ tôi hay ba mẹ của nó cả, chỉ ngồi đó xoe đôi mắt tròn đẫm lệ mếu máo lí nhí “anh Bi”.
Có lần tôi bắt nó chơi đá dế với tôi, nó vừa chơi vừa khóc xướt mướt:
– Anh Bi ơi, con dế nó đau nó khóc kìa.
– Con dế đâu phải là con người, nó đâu có biết đau biết khóc.
– Nó biết mà. Ngoại em nói con người khi chết đi có thể đầu thai làm thú vật mà.
– Nhưng con dế là con dế. Cụt hứng tôi quăng con dế xuống bỏ đi.
– Anh Bi ơi, con dế nó đau nó khóc kìa.
– Con dế đâu phải là con người, nó đâu có biết đau biết khóc.
– Nó biết mà. Ngoại em nói con người khi chết đi có thể đầu thai làm thú vật mà.
– Nhưng con dế là con dế. Cụt hứng tôi quăng con dế xuống bỏ đi.
Nó vội vã nắm áo tôi lại, nằng nặc một hai bắt tôi cùng nó đi đào mộ chôn con dế, dù cho tôi cố xua hất cở nào. Khi tôi bắt nó đi bấm chuông nhà hàng xóm rồi bỏ chạy, lúc tôi co chân bỏ chạy thì con nhỏ cứ đứng yên trước cửa nhà hàng xóm vừa khóc vừa xin lỗi. Khi đi về ngang qua nhà thờ, nó chạy vụt vào trong rồi một hồi sau mới trở lại, báo hại tôi phải đứng chờ. Tôi cau có la khi thấy mặt nó:
– Mày làm gì ở trỏng vậy?
– Em xin tội cho anh và em. Bà Bảy nói khi mình làm gì sai thì xin tội Chúa, Chúa sẽ xóa tội cho mình. Em không muốn anh mắc tội rồi mai mốt phải đầu thai thành con dế.
– Mày làm gì ở trỏng vậy?
– Em xin tội cho anh và em. Bà Bảy nói khi mình làm gì sai thì xin tội Chúa, Chúa sẽ xóa tội cho mình. Em không muốn anh mắc tội rồi mai mốt phải đầu thai thành con dế.
Nghe tới đó tôi chỉ biết lắc đầu với lối suy nghĩ nhóc con của nó, ai đời con cái gia đình đạo Phật mà vào nhà thờ xin tội. Nhưng khóc thì khóc, nó vẫn cứ đeo theo “anh Bi” và nghe theo lời tôi không dám phản kháng. Cứ như thế nó xì nẹo xì nẹo “anh Bi” của nó 3 năm trời.
Khi tôi 13 tuổi, ba mẹ tôi ly dị. Rời nhà ra đi, ba đem theo tôi theo với ông, còn hai đứa em gái của tôi thì ở lại cùng mẹ. Ngày cuối cùng khi chia tay, Lan vừa khóc xướt mướt thò tay vô túi lấy cái gì đó rồi đem nhét vô túi áo tôi. Bịn rịn, quyến luyến con bé bám sát theo tôi ra tới xe đò. Khi chiếc xe đò mang tôi và ba từ từ lăn bánh, nó khóc nức nỡ chạy theo gọi “anh Bi, anh Bi”. Chợt nhớ tới cái món đồ con bé nhét vào túi áo, tôi lấy ra nhìn: một trái táo thủy tinh nhỏ xíu màu đỏ với cái cuống lá nho nhỏ màu xanh lá cây. Ngoái nhìn cái bóng dáng bé xíu của con bé xa dần và bị đất bụi sau xe che khuất, tôi bùi ngùi, tội nghiệp con bé, hôm thắng giải lô tô ở hội chợ hai năm trước được trái táo này, tôi cho nó, nó xúc động mừng rỡ nhảy cỡn lên cười nói ríu rít:
– Ôi nó đẹp quá. Anh cho em thiệt hả anh Bi? Anh cho rồi thì không có được đổi ý đòi lại nha.
– Ừ, mà mày cứ hỏi hoài tao lấy lại à. Tôi hăm dọa cho con bé ngừng nói. Nghe tới đó nó nắm chặc lấy trái táo trong tay đưa ra dấu đằng sau lưng. Nhìn cái miệng tũm tĩm cười và đôi mắt long lanh của nó, tôi thấy lòng mình vui vui.
– Ôi nó đẹp quá. Anh cho em thiệt hả anh Bi? Anh cho rồi thì không có được đổi ý đòi lại nha.
– Ừ, mà mày cứ hỏi hoài tao lấy lại à. Tôi hăm dọa cho con bé ngừng nói. Nghe tới đó nó nắm chặc lấy trái táo trong tay đưa ra dấu đằng sau lưng. Nhìn cái miệng tũm tĩm cười và đôi mắt long lanh của nó, tôi thấy lòng mình vui vui.
5 năm trôi qua, tôi dọn về ở chung với mẹ cho gần trường đại học. Ngày khai trường, tôi hẹn gặp mấy thằng bạn học ở quán cafe gần nhà. Vừa bước vào quán cafe, một cô bé cỡ 14-15 tuổi thon thả trong chiếc áo dài trắng cũng vừa bước ra, trên tay bưng ly cafe. Mái tóc dài đen nhánh xoả trên vai, ôm lấy gương mặt trái xoan của, cô bé thẹn thùng nhìn tôi với đôi mắt đen biếc, tuy buồn nhưng rất huyền bí, lõn lẽn cười khoe đôi hàm răng đều và hai lún đồng tiền duyên trên má. Cuối đầu chào, cô bé khe khẽ:
– Chào anh Phong.
Ngỡ ngàng nhìn cô, tôi ráng moi trong ký ức của mình và bỗng nhiên hình ảnh quen thuộc của cô bé gái 9 tuổi hiện ra trước mắt ….tôi lẩm bẩm:
– Lan mít ướt? Quỳnh Lan?
– Chào anh Phong.
Ngỡ ngàng nhìn cô, tôi ráng moi trong ký ức của mình và bỗng nhiên hình ảnh quen thuộc của cô bé gái 9 tuổi hiện ra trước mắt ….tôi lẩm bẩm:
– Lan mít ướt? Quỳnh Lan?
Đôi mắt sáng ngời vui mừng, Lan gật đầu bẽn lẽn. Trước khi tôi kịp nói thêm một tiếng thì Lan khiếu từ ra về. La cà hỏi thăm mấy người làm ở quán cafe mới biết là mỗi sáng trước khi đi học Lan đều ghé ngang mua cho ba một ly cafe. Từ đó tôi ghiền cafe. Mỗi sớm trước khi đi học tôi ghé ngang quán, thích thú với hương cafe nồng nàn lâng lâng trong con gió ban mai, ngắm nhìn làn khói trắng lững lờ quyện vào những tia nắng yếu ớt trước sân, thưởng thức vị ngọt đầu môi từ những giọt cafe đắng nhìn cô bé đến và đi sau khi trao cho tôi một nụ cười dịu dàng, một ánh mắt thẹn thùng.
Biết Lan hay đi ngang nhà tôi những sáng cuối tuần khi cùng bà ngoại đi chợ, tôi hay tình cờ ôm đàn nghêu ngao ngoài sân:
“…Trên con đường thăm nhà
Gặp cô gái đi qua
Da trắng như màu áo
Môi hé nụ hoa đào
Như quen mà xa lạ
Bồi hồi chợt nhớ ra
Cô bé ngày xưa đó
Chung ngõ ở xóm nhà…”
Gặp cô gái đi qua
Da trắng như màu áo
Môi hé nụ hoa đào
Như quen mà xa lạ
Bồi hồi chợt nhớ ra
Cô bé ngày xưa đó
Chung ngõ ở xóm nhà…”
Những ngày cuối tuần đó, cô bé trông lớn phết hẳn ra, mặn mà trong chiếc váy xếp li màu nâu và cái sơ mi màu vàng nhạt ôm gọn lấy người. Làn váy đong đưa trên cặp đùi thon thon màu mật ong, và đôi mắt long lanh sâu thăm thẳm khiến cho tôi mất hồn chỉ biết ngồi đó nhìn theo đến khi bóng cô bé khuất khỏi tầm nhìn…
Năm lên đại học năm thứ hai, 19 tuổi, tuổi cặp kê và ham vui, khi thấy bạn bè ai cũng có bạn gái cả, và dưới sự thúc giục của bọn nó, tôi cũng qua lại với một vài cô bạn gái xinh đẹp cùng trường . Những lần tụ tập chung với bạn bè tiến tới những cuộc hẹn hò tình tứ. Tôi tự nhủ đó cũng là chuyện thường mà thôi, đàn ông mà không kinh nghiệm trêu hoa ghẹo nguyệt thì còn gì là đàn ông. Mà Lan của tôi vẫn còn ngây thơ quá, tôi muốn cô bé giữ mãi cái ngây thơ hồn nhiên đó. Ngày qua ngày, tôi vẫn chờ, vẫn đợi, những cuộc gặp gỡ tình cờ của tôi và cô bé tiếp tục.
Một hôm khi tôi chở Hằng, người bạn gái của tôi lúc đó, về nhà, và như mọi lần chúng tôi níu kéo quyến luyến âu yếm nhau vài phút nữa trước khi chia tay. Đột nhiên Lan và em gái của Hằng bước ra và bắt gặp tôi và Hằng đang âu yếm. Ban đầu Lan nghẹn ngùng e thẹn vì hình ảnh trước mắt, nhưng khi Lan nhận ra tôi thì ánh mắt cô bé trở nên bàng hoàng, buồn bã nhìn tôi như trách móc. Những giọt lệ bắt đầu rưng rưng trong đôi mắt tội nghiệp, nhưng Lan đã không khóc. Cô cúi đầu chào mọi người rồi ngoảnh mặt bước đi. Nhìn theo dáng của cô, nhìn hai bờ vai rung động và những bước chân vội vã, tôi biết là Lan đang khóc. Chợt nhận ra đây là lần đầu tiên Lan kìm chế mình và không khóc trước mặt tôi, tim tôi nhói đau. Tôi đứng đó như trời trồng, chỉ biết nhìn theo cái bóng dáng nhỏ nhoi dần khuất trong màn đêm.
Ngày hôm sau và những ngày sau đó nữa, tôi đến quán cafe chờ Lan, nhưng cô bé đã không đến. Cuối tuần, tôi chờ cả ngày cũng không thấy bóng dáng cô đâu. Một tuần trôi qua, hai tuần trôi qua, rồi một tháng trôi qua, cô bé biệt tăm. Dằn vặt, nhớ quay quắt, càng lo hơn cô bé giờ này ra sao, đôi mắt kia có còn buồn, đôi môi kia có còn cong cong hờn dỗi, tôi lân la đến nhà Lan hai ba lần một tuần, nhưng mỗi lần thấy tôi từ xa cô đã vội nhanh chân lẫn tránh. Khi không thể tránh, mặc cho tôi tìm đủ chuyện trên trời dưới đất để bắt chuyện với Lan, Lan vẫn bỏ mặc không hề nói một lời nào, dù chỉ một lời khách sáo. Lặng im với ánh mắt buồn xa vời vợi, cô bé ngoảnh mặt làm ngơ như người xa lạ và tiếp tục bước đi. Lan mít ướt của tôi, cô bé yếu đuối của tôi trở nên kiên cường, cứng rắng, và lạnh lùng. Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc, tôi vẫn tiếp tục tìm cớ gặp Lan, hy vọng Lan sẽ mềm lòng, hy vọng Lan sẽ tha thứ cho tôi.
Một năm sau, cái ngày tôi mong đợi chưa kịp tới, thì gia đình Lan dọn ra đi một cách vội vã và bí ẩn. Không ai biết gia đình Lan đã dọn đi đâu kể cả mẹ tôi. Đó cũng là lần cuối tôi gặp Lan. Phần gia đình tôi thì cũng di cư qua Mỹ sau một thời gian ngắn. Những hy vọng nhỏ nhoi được gặp lại Lan cũng chết từ đó….
– Hey Phong, mày làm gì mà ngồi thừ như người mất hồn vậy? Hậu vừa lay mạnh vai tôi vừa nói.
– Nó bị tiếng sét ái tình đánh trúng rồi. Tao bảo đảm là con nhỏ tóc dài. Hùng cười khà khà đắc ý.
– Hey Phong, mày làm gì mà ngồi thừ như người mất hồn vậy? Hậu vừa lay mạnh vai tôi vừa nói.
– Nó bị tiếng sét ái tình đánh trúng rồi. Tao bảo đảm là con nhỏ tóc dài. Hùng cười khà khà đắc ý.
Tôi giật mình nhìn ngơ ngác tìm lại bóng hình của Lan, nhưng Lan và cô bạn đã không còn đứng trước quán cafe nữa. Một lần nữa tim tôi như đang bị ai bóp nát, lồng ngực tôi gần như bị bể tung ra, tôi bật mình đứng dậy, vội vã chạy ra đường trong sự ngạc nhiên của đám bạn. Mặc kệ cơn gió hú thổi những giọt mưa lạnh buốt châm chích vào mặt, tôi chạy quanh quẩn tìm, hốt hoảng kêu gào tên Lan. Không, tôi không thể để Lan ra đi như vậy một lần nữa. Tôi muốn phân bày mọi chuyện, tôi muốn Lan hiểu những ngày không có Lan đời tôi vô vị vô nghĩa làm sao, tôi muốn nghe Lan trách mắng, muốn được một lần vỗ về khi Lan khóc, muốn lau khô những giọt nước mắt trên đôi mắt buồn dù chỉ là lần này rồi thôi. Nhưng tôi tìm mãi mà vẫn không thấy bóng dáng Lan đâu cả. Đau khổ và thất vọng, giọt nước mắt hiếm hoi hay những giọt mưa mằn mặn nơi đầu môi, tôi quỵ xuống bên lề đường cuối đầu nghe những hối hận muộn màng đua nhau trở về một lần nữa.
Đột nhiên bàn tay ai đó chạm nhẹ vào vai tôi với giọng nói thật dịu dàng:
– Are you OK?”
– Are you OK?”
Ngẩng mặt nhìn lên, trước mắt tôi là Lan, tay cầm ly cafe như 12 năm trước. Lan nhìn tôi không kém sững sốt. Sau vài phút, Lan hình như hồi tỉnh lại và bắt đầu ngoảnh mặt bước đi. Tôi vội vã nắm chặc tay giữ Lan lại. Lan dừng bước, quay đầu lại, đưa ánh mắt lạnh lùng sắc bén như cảnh cáo. Một tay vẫn giữ chặc lấy Lan, một tay lật đật moi trái táo bé xíu trong túi ra giơ cho Lan thấy. Tia mắt của Lan như dịu đi, trở nên hoang mang, ngỡ ngàng. Tôi ôm Lan vào lòng, khẽ vuốt mái tóc dài rối bời, nghe lòng xốn xang quặn đau khi đôi vai gầy guộc nhỏ nhắn rung lên bần bậc cùng tiếng nấc nghẹn ngào trong tay tôi. Trời mưa tầm tả, mưa như trút hờn trút giận lần cuối cùng …