Kênh Chia sẻ Tổng Hợp, Học Ngữ Văn, Soạn Văn,Viết văn... Kiến Thức Internet...( HocNguVan.Com )

Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.










                              Đọc truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu ,một trong những nhân vật để lại ấn tượng khó quên cho độc giả,đó là nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhà văn không đặt cho nhân vật một cái tên cụ thể bửi có lẽ bà là tiêu biểu,là đại diện cho bao người phụ nữ Việt Nam vẫn đang  sống trong cảnh đông con,thất học,lam lũ,nhọc nhằn và đặc biệt phải chịu nạn bạo lực gia đình từ người chồng  thiếu hiểu biết, vũ phu, độc ác. Tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn người phụ nữ ấy vẫn toả ra vẻ đẹp lấp lánh của đức hy sinh,lòng vị tha ,bao dung cao cả.

                           Nguyễn Minh Châu , ông "thuộc một trong số những nhà văn  mở đương tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"(Nguyên Ngọc). Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mà tiêu biểu là truyện ngắn "Chiếc thuyền xa" được sáng tác năm 1987. Truyện là sự phát hiện về đời sống con người theo hướng đổi mới,nhưng ẩn dấu trong đó là những quan điểm nhân sinh sâu sắc về bức tranh cuộc đời.
           Xuất hiện trước mắt người đọc đó là hình ảnh người đàn bà thân hình cao lớn, đương nét thô kệch,mặt rỗ. Khuôn mặt hằn sâu sự mệt mỏi ,tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới. Dáng đi mệt mỏi,chậm chạp như một bà già. "Tấm lưng áo bạc phếch,rách rưới,nửa thân dưới ướt sũng". Sự nghèo khổ,cơ cực đã hiện rõ nét trên khuôn mặt và cả  dáng hình của người đàn bà miền biển.
           Khi bị người chồng rút chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa ra quật tới tấp xuốn lưng,vừa đánh hắn vừa thử hồng hộc vừa chửi "Mày chết đi cho ông nhờ..." bà vẫn nhẫn nhục chịu đưng "không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn". Khi thằng Phác(con trai bà) nhảy xổ vào lão đàn ông giành lấy thắt lưng quật lại cha...thì người đàn bà lúc này dường như mới cảm thấy đau đớn,Vừa đau đớn vừa xấu hổ và nhục nhã. Bà mếu máo gội "Phác con ơi!" rồi ngòi xệp xuống "chắp tay vái lấy vái để". Bà m con vào lòng,nước mắt chan chứa trên khuôn mặt đầy những nốt rỗ chằng chịt. Thế rồi bà lại phải đẩy thằng con ra để chạy theo lão đàn ông về thuyền.
        cứ như vậy đều đều, "cứ ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng" bà vẫn âm thầm chịu đựng đầy cam chịu.Ba ngày sau trên bãi biển ấy nghệ sĩ Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng bạo hành thế mà người đàn bà ấy vẫn không có một phản kháng nào hay bỏ chạy cả. Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài khiến người ngoài cuộc phải kinh ngạc và bất bình. Nhưng ở trong hoàn cảnh đông con và cuộc sống lênh đênh trên mặt biển lại đày những nhọc nhằn,bất trắc cùng nỗi lo cưm áo hằng ngày ,thì chỉ có người đàn bà này mới hiểu được. Con đường duy nhất để bà lựa chọn là sự cam chịu,nhẫn nhục để bảo vệ cuộc sống gia đình, để các con của bà có đầy đủ cả cha,cả mẹ.
         Khác với vẻ cam chịu và cục mịch thường ngày,thì khi ở trên toà án huyện bà lại tỏ ra là một người hiêu đời hiểu chuyện. Tại đâyngười đàn bà trình bày sự thật về cuộc sống của gia đình,những suy nghĩ và sự chịu đựng của bà khiến Phùng và Đẩu phải ngạc nhiên,cảm thông và cảm phục.Lúc mới đầu,chị xưng "con-quý toà" với chánh án Đẩu,Thái độ lúng túng,sợ sệt đén tội nghiệp. Nhưng sau khi nghe chánh án khuyên bà ly hôn ,thái độ của bà đột nhiên thay đổi,thay đổi luôn cả cách xưng hô. Chuyển từ "con_quý toà" sang "chị-các chú". Người đàn bà cảm nhận được thiện ý của Phùng và Đẩu nhưng vì cuộc sống,vì lo nghĩ cho các con nên chị không thể bỏ người chồng vũ phu được."chị cảm ưn các chú! ", đòng thời bà cũng cảm thông cho phần nào đó còn nông nổi,thiếu thực tế của họ: "Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải người làm ăn...nên các chú đâu  hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ,khó nhọc". "Bởi vì các chú không phải là đàn bà ,chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...". Thế có nghĩa,người đàn bà  giãn tiếp nói với Phùng và Đẩu: Cuộc sóng vất vả, khó nhọc,chúng tôi rất cần một người đàn ông.Bên trong cái vẻ cục mịch,không có nhọc tưởng như ngu dốt chỉ biết chịu đòn đó lại là một người hiểu đời,hiểu chuyện.
           Rồi người đàn bà chuyển sang nói về người chồng: "Trước kia lão là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi". Đôi mắt cảu bà bỗng lộ ra vẻ sắc sảo "như đang nhìn thấu suốt cuộc đời mình": "Giá như tôi đẻ ít đi", "Giá mà lão uống rượu...thì tôi còn đỡ khổ...". Trong buồn đau giọng điệu cả bà vẫn đầy sự bao dung ,bà ví người chồng tàn bạo,dã man của mình cũng như biển kia có khi nổi giông tố nhưng cũng có lúc biển hiền hoà,lặng sóng. Vậy bà chẳng phải là một người yêu chồng và có lòng vị tha sao.
           Khi được hỏi,bà thấy vui nhất là lúc nào thì bà không một chút chần trừ rồi trả lời: "vui nhất là khi ngồi nhìn đàn con chúng tôi được ăn no" và "cũng có lúc vợ chồng con cí chúng tôi sống hoà thuận,vui vẻ". Cho nên những người đàn bà trên biển cần "phải cần có người đàn ông để chèo chồng khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con" , "phải sống cho con chứ không thể sống cho mình được". Đó là lý do mà ngừi đàn bà "mong các chú lượng tình...các chú đừng bắt tôi phải bỏ nó". Trng toàn bộ lời nói của mình,bà không hề lo lắng cho bản thân mình chút nào mà chỉ lo lắng cho những đứa con, hoá ra sự chịu đựng của bà còn bắt nguồn từ tình yêu thương của người mẹ giành cho những đứa con.
          Nếu so sánh với nhân vật vợ nhặt tong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân thì người đàn bà hàng chài này còn khổ hơn nhiều, chí ít người vợ nhặt còn được anh cu Tràng yêu thương, người đàn bà hàng chài còn phải chịu cảnh bạo hành gia đình.
        Thế ra người đàn bà xấu xí,vụng về,đần độn,dở hơi để bị người chòng đánh đạp,hành hạ "ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng" và thất học quê mùa ấy bên trong lại là một người thấu đáo lẽ đời.Lí lẽ của bà mang triết lí của một người từng trải,bà chiu chấp nhậ thiệt thòi,khổ đau để cho những đúa con tội nghiệp của bà khổi bị tổn thương và chúng có đày đủ cả cha lẫn mẹ. Ở bà mang đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam tần tảo,yêu chồng thương con, chịu thương chịu khó.
       Từ cái nhìn nhân đạo ,nhà văn đã phát hiện ra đằng sau câu chuyện buồn là vẻ đẹp của tình mẫu tử,sự can đảm,đức hy sinh và tấm lòng bao dung của người phụ nữ. Đó là "hạt ngọc ẩn giấu" trong những cái lấm láp đời thường mà người nghệ sỹ phải kiếm tìm,ngợi ca và nâng đỡ"
         TỪ cuộc đói thoại tại toà àn huyện vị "bao công" có lòng tốt nhưng xa rời thực tế cũng hiểu ra rằng kiến thức trong sách vở với tực tiễn đời sống thường ngày là hoàn toàn khác nhau,đòi hỏi vị bao công ấy cần đi sâu tìm hiểu kỹ lưỡng.Không thể nhìn cuộc đời từ bề ngoài mà phải nhìn từ bản chất bên trong nó". Muốn con người thát khỏi khổ đau phải có giải pháp thiết thực chứ không phải từ thiện chí hặc lý thuyết từ sách vở. Còn với Phùng-người nghệ sỹ tài hao va tâm hồn nhạy cảm,từ câu chuyện của người đàn bà anh cũng nhận ra giá trị của cuộc sống con người và đời sống nghệ thuật cần phải hài hoà.chính bức tranh toàn bích kia và phía sau cuộc sống nhọc nhằn,khắc nghiệt trong gia đình hàng chài đã đem đến những thay đổi quan trọng trong quan niệm nghệ thuật cuả người nghệ sỹ: "Bản thân cái đẹp chính là đạo đức". cái đẹp của đạo đức không phải nằm trong cái đẹp của nghệ thuật mà ở trong tấm lòng,đức hy sinh của con người.
         Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khéo léo sử dụng những đoạn hội thoại giữa các nhân vật để  nhân vật tự bộc lộ tính cách phẩm chất của minh, đồng thời từ những câu truyện đó đã đem lại cho người đọc những baif học làm người vô cùng sâu sắc.

                              Nhân vật người đàn bà hàng chài không phải là nhân vật trung tâm của tác phẩm,nhưng lại là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cách nhìn đa diện,nhiều chiều của Nguyễn Minh Châu. Người ta không thể nhìn cn người, sự vật, hiện tượng từ bên ngoài mà phải phát hiện được cái bản bản chất thực sự bên trong của nó. Nhân vật người đàn bà hàng chài cũng đem lại cho ta nhiều dư vị khó quên,đó là đại diện tiêu biểu cho những người phụ nữ VIệt Nam, yêu chồng,thương con,giàu đức hi sinh và lòng vị tha cao cả.Đó cũng là đại diện cho những người lao động nghèo khổ ở mọi miền đất nước,đặc biệt là những người phụ nữ làng chài thì học càng cơ cực hơn.Đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách sát thực hơn nữa để chóng bạo hành gia đình,chăm lo cuộc sống vật chất cho người phụ nữ.


            chúc các bạn học tập thật tốt nhé ! các bạn có thể bổ sung những cảm nhận cảu mình về nhân vật người đàn bà hàng chài.


                                                                 Vi Hạnh
       
Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown